Tập yoga là phương pháp duy nhất và hoàn hảo về luyện tập thể dục, trí dục và đức dục, sẽ cho bạn thấy những luật lệ căn bản và tặng cho bạn vừa sức khoẻ, vừa sự thăng bằng, rất cần thiết cho bạn sống không mệt mỏi, hoàn toàn hơn và lâu dài hơn.
Jules ROMAINS, văn-sĩ Pháp trứ danh (1885), trong một vở hài kịch, đã cho một nhân vật là bác-sĩ KNOCK nói : "Người mạnh khỏe nào cũng có bệnh tật mà không hay biết".
Đấy không phải là lời đối-thoại giản dị của tác giả nhưng là sự thật đầu tiên, rất quan trọng.
Thỉnh thoảng những sự thật căn bản, thiết yếu phải cần được xác nhận lại. Vì rằng, lấy cớ là không nên gợi lại một cách vô ích những sự thật này đã gần mất hết ý nghĩa, sau cùng người ta quên bẵng chúng và, khi đã quên chúng rồi, không còn ai tôn trọng chúng nữa. Vậy nhắc nhở lại chúng tưởng cũng là sự cần thiết.
Một sức khoẻ hoàn toàn là điều rất hiếm và ở tình thế hiện tại, không mấy người, trong mười người chỉ có một, được mạnh khỏe thật sự. Nỗi đau đớn, sự mệt mỏi là những dấu hiệu báo trước nhưng không phải lúc nào chúng cũng loan báo kịp thời.
Tại trung tâm y tế PECKHAUR ở Luân-đôn, các bác-sĩ và các nhà sinh vật học khám nghiệm 3.911 người vừa đàn ông, đàn bà và trẻ con; họ xác định ít nhất có 90% đều bị nhiễm độc, thân hình lệch lạc hay bệnh hoạn, 64% đều tưởng mình vẫn khỏe mạnh.
Sức khỏe thể chất chỉ là một khía cạnh của vấn đề. Muốn cho cơ thể làm đầy đủ và bình thường nhiệm vụ của nó, ngoài sức khỏe dồi dào về thể chất, lại cần phải có sức khỏe hoàn toàn về tinh thần. Có sự tương liên, tùy thuộc nhau giữa thể chất và tinh thần. Bạn hãy thấu triệt điểm đó ngay từ lúc khởi hành. Thể chất và tinh thần có sự liên hệ rất chặt chẽ và mật thiết đến nỗi không thể nào tách rời chúng ra khi người ta đề cập đến các vấn đề sức khỏe.
Thân thể là một sự cấu tạo bền bỉ, đã chịu đựng hàng bao nhiêu năm mọi đối xử tàn tệ mà không hề phản đối, mặc dầu những sự mệt nhọc do người ta trừng phạt nó.
Người ta tước đoạt mất dưỡng khí của nó, cho ăn thiếu thốn hay nhồi nhét rõ nhiểu thức ăn, không luyện tập đầy đủ, chểnh mảng sự vệ sinh bên trong và bên ngoài của nó.
Được nuôi nấng sơ sài, luyện tập tồi tệ, nghỉ ngơi thiếu thốn, mang một gánh nặng chồng chất những thống khổ, mệt mỏi, thất bại bất ngờ, thân thể rất than phiền và một ngày kia đã kéo còi báo động. Thế là chủ nhân nó mới khám phá ra, tuy hơi muộn một chút, là nó đau yếu từ lâu.
Người ta vội vàng chạy đến bác-sĩ cầu cứu. Nhưng làm thế nào bác-sĩ có thể cho một liều thuốc để chữa, trong một đêm, một tình trạng bi đát là hậu quả của bao nhiêu năm lầm lẫn chồng chất lên nhau, lầm lẫn làm tan vỡ thế quân bình là yếu tố tạo nên sức khỏe ?
Chắc chắn là thầy thuốc có thể dùng một phương pháp trị liệu sẽ làm êm dịu những triệu chứng đầu tiên của bệnh tật. Ông thừa biết rõ là sắt và thạch tín, nếu dùng đúng phân lượng, sẽ tăng thêm sức mạnh cho dòng máu nghèo nàn, mã-tiền sẽ kích khích các gân suy nhược, bờ-rôm-muya sẽ làm êm dịu các dây thần kinh bị khích động.
Nhưng ông làm thế nào để nhổ cả rễ sự đau đớn, do chính tại cách thức sinh sống của bệnh nhân ? Chính là do bệnh nhân, chỉ bệnh nhân thôi, phải gấp rút hành động.
Trong nhiều trường hợp, nếu thầy thuốc làm biến mất những triệu chứng đầu tiên thời chỉ ít lâu sau, các triệu chứng khác sẽ xuất hiện. Nếu bệnh nhân không cải thiện tận gốc cách thức sinh sống thời do ngu dốt hay chểnh mảng, đời sống trọn vẹn của mình sẽ trôi chảy trong sự luân phiên giữa một sức khoẻ hời hợt bề ngoài với những sự mệt mỏi và bệnh hoạn.
Trong nền văn minh tây-phương, người ta lao đầu vào cuộc tranh đấu giáp lá cà, tự bó buộc mình những sự mệt nhọc không tài nào chịu nổi. Nếu không biết cách hay không thể làm cho mình nới dãn, buông lơi, bớt co rút thời sẽ đau đớn, khổ sở về thể chất cũng chiếc đồng hồ là vị chúa tể các hành động của chúng ta. Tất cả mọi sự đều hy sinh cho tốc độ. Óc giống như một chiếc lò xo căng thẳng đến mức sắp đứt do một làn sóng không ngớt các tư tưởng ném vào trong một cuộc chạy đua rồ dại.
"Tôi sẽ thực hiện điều này hay điều kia ? Tôi muốn làm điều ấy nhưng liệu tôi có dám không ? Kết quả sẽ ra sao ? Họ sẽ nói gì nếu tôi thành công ? Rồi ai sẽ công kích tôi ? Tôi sẽ làm chi ngày mai, tuần sau, năm tới ?"
Như thế, nhân loại chỉ là nô lệ và tù nhân những sự lo âu, thắc mắc của mình.
Chớ hề bao giờ được yên ổn thực sự dù trong giây lát. Chỉ là một cơn sốt rét liên miên vô tận những hy vọng, chờ đợi và lo sợ hãi hùng.
Không có chi đáng ngạc nhiên khi người trung lưu thường xuyên bị kích thích quá độ và bệnh hoạn đi từ tinh thần tới thể chất, cơ thể một ngày kia tan rã, hao mòn như một căn nhà đã lâu ngày, trông bề ngoài vẫn chắc chắn, thình lình sụp đổ do mối mọt kiên nhẫn đục khoét ngấm ngầm.
Không những mọi người đau đớn về bệnh tật riêng của mình nhưng cũng tin là còn đau đớn về các chứng bệnh di truyền do tổ tiên để lại, tưởng tượng là ngay sau khi sinh ra đã mắc nhiều tật bệnh.
"Cha tôi và ông tôi đều chết về ung thư, vậy tôi chắc cũng như thế. Đấy là bệnh gia truyền !" Và người ta chờ đợi những sự biểu lộ phải chứng minh một sự tiên đoán rất đáng hờn giận.
Tư tưởng sáng tạo ra bệnh hoạn, cách thức sinh sống giống y hệt các tổ tiên, sau cùng chứng bệnh do người ta hằng lo sợ xuất hiện.
Chính chúng ta tự tạo tác nên một sức khoẻ dồi dào hay ốm yếu về thể chất và tinh thần (nghĩa là sức khoẻ của thể chất và tinh thần là một).
Nếu chúng ta kéo lê cuộc đời toàn những mệt mỏi, suy nhược, cáu giận và chán nản, đấy thường là một phần lớn lỗi tại chúng ta.
Vậy chúng ta cần phải tỉnh ngộ, thay đổi cách cư xử, cuộc sinh sống của chúng ta và như thế cũng chưa phải là quá muộn để quyết định thực hiện các điểm đó.
YOGA tức là Du-già thuyết.
YOGA, phương pháp duy nhất và hoàn hảo về luyện tập thể dục, trí dục và đức dục, sẽ cho bạn thấy những luật lệ căn bản và tặng cho bạn vừa sức khoẻ, vừa sự thăng bằng, rất cần thiết cho bạn sống không mệt mỏi, hoàn toàn hơn và lâu dài hơn.
Bạn có biết bồi dưỡng, khôi phục lại sức lực không ?
Về điểm này tưởng không còn một phương pháp luyện tập nào về đức dục hay thể dục lại đem lại những sự ích lợi hiển nhiên như YOGA.
Tại sao thế ?
Vì tâm lý học chỉ chú trọng về tinh thần trong khi thể dục chỉ săn sóc đến các bắp thịt. Mỗi môn đó chỉ tốt đẹp do những sự vụ thực hiện trong lãnh vực riêng biệt của nó.
YOGA, trái lại, là một khoa học về sự hiểu biết đời sống toàn diện, liên hệ tới ba phần (thể dục, trí dục đức dục) hợp thành của người, luân phiên làm cho đời sống thêm hoàn hảo hơn trên ba bình diện ấy. Vì thế những kết quả thiệt kỳ dị và đôi khi hình như quá sức tưởng tượng với những phương tiện sử dụng. Không những YOGA đem lại cho ta một đời sống lâu dài hơn nhưng còn đầy đủ hơn.
Các tín đồ của YOGA học hỏi mau lẹ để nới dãn, buông lơi, do sự làm hết co rút toàn diện, để thắng thế sự mệt mỏi và cấu tạo một tinh-lực mới mẻ do sự làm tráng kiện, mạnh mẽ thêm các gân cốt, dây thần kinh bị suy nhược, tùy theo ý muốn, bất cứ ở đâu, bất kể khi nào, dễ dàng như khi người ta thay thế các bình điện.
Các dân tộc Tây-phương, không hề biết các bí quyết của sự nới dãn, hết co rút, đều tin tưởng vào những sức lực chứa chất thêm được do một vài giờ ngủ ban đêm và do những lúc nghỉ ngơi ban ngày.
Nhưng giấc ngủ của họ, bị rối loạn, ngắt quãng, phá quấy vì những cơn ác mộng, không đủ bồi bổ sức khoẻ. Sự nghỉ ngơi mà họ tưởng tượng là được hưởng thụ trọn vẹn cũng không thực tiễn, không hiệu nghiệm.
YOGA nói với bạn :
Dù bạn là một nhà doanh nghiệp hết sức bận rộn suốt ngày vì hàng ngàn vấn đề, một người có định sở, ít hoạt động, sống một cuộc đời kém tự nhiên hơn, một người trí thức bị ám ảnh về những phương pháp làm việc thiếu sót, lạc hậu, một người thợ mệt nhoài vì hàng ngày lao khổ, một người đàn bà đầu tắt mặt tối vì công việc ở văn-phòng, nhà máy hay trong nhà, bị quấy rầy vì con cái và các sự đi mua bán, bạn đều có thể cải thiện đời sống của bạn nếu bạn thực hành YOGA.
Các sự cải thiện thường được báo hiệu đều nổi bật lên về thể chất vì đấy là những sự kiện mà người ta nhận thấy trước tiên. Hơn thế nữa, sự diễn tiến về già nua sẽ chầm chậm lại. Nếu thể chất của nhiều người trẻ lại già hơn tuổi của họ ở trong khai sinh thời lại có những người già "dẻo dai", đầy hăng hái, hoàn toàn là sở-hữu chủ những sức lực sinh tồn của họ.
Bạn có biết chăng là YOGA đặt mùa xuân thực sự của đời sống vào giữa quãng 50 và 70 tuổi ?… Nhưng đúng như thế !… Nghĩa là chính vào giữa lúc mà phần nhiều người, vì chểnh mảng về thể chất, đã nghĩ đến việc hưu trí. Phải chăng thường xẩy ra luôn, một người đã quen với đời sống hoạt động và bị kích thích vì sự thúc dục làm việc cần thiết, bị suy yếu dần mòn và chết sau khi về hưu được vài tháng ?
Bạn thử nhìn chung quanh bạn. Đấy là tấn thảm kịch của rất nhiều người.
Người ta đã hết sức dè sẻn mua được căn nhà bé nhỏ hằng mơ tưởng để hy vọng trôi qua những chuỗi ngày yên tĩnh của tuổi già thế mà người ta chết không kịp hưởng căn nhà xinh xắn ấy.
YOGA dạy ta rằng cần phải tiếp tục làm việc, lâu chừng nào hay chừng nấy. Ngưng trệ mọi hoạt động về thể chất và tinh thần, là kêu gọi sự già nua đến, bất cứ là ở hạng tuổi nào.
Vậy người ta sinh ra đời là để sống 175 năm nghĩa là bảy lần hơn tuổi trưởng thành (25 tuổi). Chúng ta còn khá xa mới đạt tới mức lý tưởng đó !
Chắc chắn là những bản thống kê (đây là một hình thức cao độ của sự nói dối, theo lời DISRAÉLI, văn hào bất hủ của Anh (1804-1881) sẽ bảo cho chúng ta biết là đời sống trung bình của nhân loại đã tăng tiến trong thế kỷ XX. Nhưng phần lớn sự tăng gia ấy là do số trẻ sơ sinh chết yểu đã giảm đi rất nhiều, nhờ sự cải thiện các điều kiện vệ sinh trước khi sinh nở và khi chăm nuôi nhi đồng.
Các cổ nhân, đặc biệt là người Hy-lạp, về nhiều phương diện, còn phải là gương mẫu cho chúng ta vì họ biết rõ cần phải luyện tập thể chất cũng như tinh thần và nếu họ đã có những đại triết-gia thời họ cũng có những lực sĩ đẹp nhất thế giới. Người này có giá trị ngang hàng với người kia.
Trái lại, nền văn minh hiện đại phế bỏ đi, trong nhiều lĩnh vực, mọi sự cố gắng về thể chất (phương tiện di chuyển, đời sống cơ giới hóa...), đã gây ra cho những cá nhân sự giảm bớt rõ ràng năng lực sống lâu và làm cho chúng ta có nhiều nhược điểm hơn trước sự hoành hành các bệnh tật về thể chất và tinh thần.
Bạn hãy nhìn kỹ nhân vật quan trọng kia vừa ở trên xe hơi kiểu tối tân bước xuống : sung huyết, chậm chạp, ống chân mềm nhẽo, hơi thở hổn hển, bàn tay béo nhẫy và nặng nề... Tài xế đã mở sẵn cửa xe để tránh cho ông khỏi phí sức.
Ta tưởng là một ông già đồ bỏ, sắp chết đến nơi. Tuy nhiên, ông mới có 50 tuổi ! Ông giầu có lớn nhưng tài sản đồ sộ ấy có ích lợi chi cho ông ?
Vì thế, thời hạn trung bình của đời sống hiện nay không tăng tiến mấy, mặc dù đầy đủ phương pháp vệ sinh. Và thường thường, chính các dân tộc bán khai, chậm tiến nghĩa là những người gần gụi nhất với đời sống thiên nhiên, đã tặng cho ta nhiều trường hợp cá nhân về sự trường thọ rất gương mẫu và điển hình.
Bây giờ bạn đã hiểu tại sao YOGA lại khuyên nhủ bạn nên cố gắng trở lại với các điều kiện sinh sống gần gũi thiên nhiên, trong khi vẫn tiếp tục lợi dụng cho thể chất và tinh thần của bạn những ích lợi về khoa học vệ sinh tân tiến. Cùng xem thêm những Video Yoga tại đây nhé
Bởi Tập Yoga Tại Nhà
Jules ROMAINS, văn-sĩ Pháp trứ danh (1885), trong một vở hài kịch, đã cho một nhân vật là bác-sĩ KNOCK nói : "Người mạnh khỏe nào cũng có bệnh tật mà không hay biết".
Thỉnh thoảng những sự thật căn bản, thiết yếu phải cần được xác nhận lại. Vì rằng, lấy cớ là không nên gợi lại một cách vô ích những sự thật này đã gần mất hết ý nghĩa, sau cùng người ta quên bẵng chúng và, khi đã quên chúng rồi, không còn ai tôn trọng chúng nữa. Vậy nhắc nhở lại chúng tưởng cũng là sự cần thiết.
Một sức khoẻ hoàn toàn là điều rất hiếm và ở tình thế hiện tại, không mấy người, trong mười người chỉ có một, được mạnh khỏe thật sự. Nỗi đau đớn, sự mệt mỏi là những dấu hiệu báo trước nhưng không phải lúc nào chúng cũng loan báo kịp thời.
Tại trung tâm y tế PECKHAUR ở Luân-đôn, các bác-sĩ và các nhà sinh vật học khám nghiệm 3.911 người vừa đàn ông, đàn bà và trẻ con; họ xác định ít nhất có 90% đều bị nhiễm độc, thân hình lệch lạc hay bệnh hoạn, 64% đều tưởng mình vẫn khỏe mạnh.
Sức khỏe thể chất chỉ là một khía cạnh của vấn đề. Muốn cho cơ thể làm đầy đủ và bình thường nhiệm vụ của nó, ngoài sức khỏe dồi dào về thể chất, lại cần phải có sức khỏe hoàn toàn về tinh thần. Có sự tương liên, tùy thuộc nhau giữa thể chất và tinh thần. Bạn hãy thấu triệt điểm đó ngay từ lúc khởi hành. Thể chất và tinh thần có sự liên hệ rất chặt chẽ và mật thiết đến nỗi không thể nào tách rời chúng ra khi người ta đề cập đến các vấn đề sức khỏe.
Bạn có biết tại sao ta đau yếu không ?
Thân thể là một sự cấu tạo bền bỉ, đã chịu đựng hàng bao nhiêu năm mọi đối xử tàn tệ mà không hề phản đối, mặc dầu những sự mệt nhọc do người ta trừng phạt nó.
Người ta tước đoạt mất dưỡng khí của nó, cho ăn thiếu thốn hay nhồi nhét rõ nhiểu thức ăn, không luyện tập đầy đủ, chểnh mảng sự vệ sinh bên trong và bên ngoài của nó.
Người ta vội vàng chạy đến bác-sĩ cầu cứu. Nhưng làm thế nào bác-sĩ có thể cho một liều thuốc để chữa, trong một đêm, một tình trạng bi đát là hậu quả của bao nhiêu năm lầm lẫn chồng chất lên nhau, lầm lẫn làm tan vỡ thế quân bình là yếu tố tạo nên sức khỏe ?
Chắc chắn là thầy thuốc có thể dùng một phương pháp trị liệu sẽ làm êm dịu những triệu chứng đầu tiên của bệnh tật. Ông thừa biết rõ là sắt và thạch tín, nếu dùng đúng phân lượng, sẽ tăng thêm sức mạnh cho dòng máu nghèo nàn, mã-tiền sẽ kích khích các gân suy nhược, bờ-rôm-muya sẽ làm êm dịu các dây thần kinh bị khích động.
Nhưng ông làm thế nào để nhổ cả rễ sự đau đớn, do chính tại cách thức sinh sống của bệnh nhân ? Chính là do bệnh nhân, chỉ bệnh nhân thôi, phải gấp rút hành động.
Trong nhiều trường hợp, nếu thầy thuốc làm biến mất những triệu chứng đầu tiên thời chỉ ít lâu sau, các triệu chứng khác sẽ xuất hiện. Nếu bệnh nhân không cải thiện tận gốc cách thức sinh sống thời do ngu dốt hay chểnh mảng, đời sống trọn vẹn của mình sẽ trôi chảy trong sự luân phiên giữa một sức khoẻ hời hợt bề ngoài với những sự mệt mỏi và bệnh hoạn.
Trên lãnh vực tinh thần cũng thế.
Trong nền văn minh tây-phương, người ta lao đầu vào cuộc tranh đấu giáp lá cà, tự bó buộc mình những sự mệt nhọc không tài nào chịu nổi. Nếu không biết cách hay không thể làm cho mình nới dãn, buông lơi, bớt co rút thời sẽ đau đớn, khổ sở về thể chất cũng chiếc đồng hồ là vị chúa tể các hành động của chúng ta. Tất cả mọi sự đều hy sinh cho tốc độ. Óc giống như một chiếc lò xo căng thẳng đến mức sắp đứt do một làn sóng không ngớt các tư tưởng ném vào trong một cuộc chạy đua rồ dại.
"Tôi sẽ thực hiện điều này hay điều kia ? Tôi muốn làm điều ấy nhưng liệu tôi có dám không ? Kết quả sẽ ra sao ? Họ sẽ nói gì nếu tôi thành công ? Rồi ai sẽ công kích tôi ? Tôi sẽ làm chi ngày mai, tuần sau, năm tới ?"
Như thế, nhân loại chỉ là nô lệ và tù nhân những sự lo âu, thắc mắc của mình.
Chớ hề bao giờ được yên ổn thực sự dù trong giây lát. Chỉ là một cơn sốt rét liên miên vô tận những hy vọng, chờ đợi và lo sợ hãi hùng.
Không có chi đáng ngạc nhiên khi người trung lưu thường xuyên bị kích thích quá độ và bệnh hoạn đi từ tinh thần tới thể chất, cơ thể một ngày kia tan rã, hao mòn như một căn nhà đã lâu ngày, trông bề ngoài vẫn chắc chắn, thình lình sụp đổ do mối mọt kiên nhẫn đục khoét ngấm ngầm.
Không những mọi người đau đớn về bệnh tật riêng của mình nhưng cũng tin là còn đau đớn về các chứng bệnh di truyền do tổ tiên để lại, tưởng tượng là ngay sau khi sinh ra đã mắc nhiều tật bệnh.
"Cha tôi và ông tôi đều chết về ung thư, vậy tôi chắc cũng như thế. Đấy là bệnh gia truyền !" Và người ta chờ đợi những sự biểu lộ phải chứng minh một sự tiên đoán rất đáng hờn giận.
Tư tưởng sáng tạo ra bệnh hoạn, cách thức sinh sống giống y hệt các tổ tiên, sau cùng chứng bệnh do người ta hằng lo sợ xuất hiện.
Nếu bạn muốn sống, nghĩa là sống cho ra sống, trước tiên xin bạn hãy tin tưởng điều này :
Chính chúng ta tự tạo tác nên một sức khoẻ dồi dào hay ốm yếu về thể chất và tinh thần (nghĩa là sức khoẻ của thể chất và tinh thần là một).
Nếu chúng ta kéo lê cuộc đời toàn những mệt mỏi, suy nhược, cáu giận và chán nản, đấy thường là một phần lớn lỗi tại chúng ta.
Vậy chúng ta cần phải tỉnh ngộ, thay đổi cách cư xử, cuộc sinh sống của chúng ta và như thế cũng chưa phải là quá muộn để quyết định thực hiện các điểm đó.
Vậy ta cần phải theo con đường mới nào để đạt tới đích ?
YOGA tức là Du-già thuyết.
YOGA, phương pháp duy nhất và hoàn hảo về luyện tập thể dục, trí dục và đức dục, sẽ cho bạn thấy những luật lệ căn bản và tặng cho bạn vừa sức khoẻ, vừa sự thăng bằng, rất cần thiết cho bạn sống không mệt mỏi, hoàn toàn hơn và lâu dài hơn.
Bạn có biết bồi dưỡng, khôi phục lại sức lực không ?
Về điểm này tưởng không còn một phương pháp luyện tập nào về đức dục hay thể dục lại đem lại những sự ích lợi hiển nhiên như YOGA.
Tại sao thế ?
Vì tâm lý học chỉ chú trọng về tinh thần trong khi thể dục chỉ săn sóc đến các bắp thịt. Mỗi môn đó chỉ tốt đẹp do những sự vụ thực hiện trong lãnh vực riêng biệt của nó.
YOGA, trái lại, là một khoa học về sự hiểu biết đời sống toàn diện, liên hệ tới ba phần (thể dục, trí dục đức dục) hợp thành của người, luân phiên làm cho đời sống thêm hoàn hảo hơn trên ba bình diện ấy. Vì thế những kết quả thiệt kỳ dị và đôi khi hình như quá sức tưởng tượng với những phương tiện sử dụng. Không những YOGA đem lại cho ta một đời sống lâu dài hơn nhưng còn đầy đủ hơn.
Các tín đồ của YOGA học hỏi mau lẹ để nới dãn, buông lơi, do sự làm hết co rút toàn diện, để thắng thế sự mệt mỏi và cấu tạo một tinh-lực mới mẻ do sự làm tráng kiện, mạnh mẽ thêm các gân cốt, dây thần kinh bị suy nhược, tùy theo ý muốn, bất cứ ở đâu, bất kể khi nào, dễ dàng như khi người ta thay thế các bình điện.
Các dân tộc Tây-phương, không hề biết các bí quyết của sự nới dãn, hết co rút, đều tin tưởng vào những sức lực chứa chất thêm được do một vài giờ ngủ ban đêm và do những lúc nghỉ ngơi ban ngày.
Nhưng giấc ngủ của họ, bị rối loạn, ngắt quãng, phá quấy vì những cơn ác mộng, không đủ bồi bổ sức khoẻ. Sự nghỉ ngơi mà họ tưởng tượng là được hưởng thụ trọn vẹn cũng không thực tiễn, không hiệu nghiệm.
YOGA nói với bạn :
Dù bạn là một nhà doanh nghiệp hết sức bận rộn suốt ngày vì hàng ngàn vấn đề, một người có định sở, ít hoạt động, sống một cuộc đời kém tự nhiên hơn, một người trí thức bị ám ảnh về những phương pháp làm việc thiếu sót, lạc hậu, một người thợ mệt nhoài vì hàng ngày lao khổ, một người đàn bà đầu tắt mặt tối vì công việc ở văn-phòng, nhà máy hay trong nhà, bị quấy rầy vì con cái và các sự đi mua bán, bạn đều có thể cải thiện đời sống của bạn nếu bạn thực hành YOGA.
Các sự cải thiện thường được báo hiệu đều nổi bật lên về thể chất vì đấy là những sự kiện mà người ta nhận thấy trước tiên. Hơn thế nữa, sự diễn tiến về già nua sẽ chầm chậm lại. Nếu thể chất của nhiều người trẻ lại già hơn tuổi của họ ở trong khai sinh thời lại có những người già "dẻo dai", đầy hăng hái, hoàn toàn là sở-hữu chủ những sức lực sinh tồn của họ.
Bạn thử nhìn chung quanh bạn. Đấy là tấn thảm kịch của rất nhiều người.
Người ta đã hết sức dè sẻn mua được căn nhà bé nhỏ hằng mơ tưởng để hy vọng trôi qua những chuỗi ngày yên tĩnh của tuổi già thế mà người ta chết không kịp hưởng căn nhà xinh xắn ấy.
YOGA dạy ta rằng cần phải tiếp tục làm việc, lâu chừng nào hay chừng nấy. Ngưng trệ mọi hoạt động về thể chất và tinh thần, là kêu gọi sự già nua đến, bất cứ là ở hạng tuổi nào.
Vậy người ta sinh ra đời là để sống 175 năm nghĩa là bảy lần hơn tuổi trưởng thành (25 tuổi). Chúng ta còn khá xa mới đạt tới mức lý tưởng đó !
Chắc chắn là những bản thống kê (đây là một hình thức cao độ của sự nói dối, theo lời DISRAÉLI, văn hào bất hủ của Anh (1804-1881) sẽ bảo cho chúng ta biết là đời sống trung bình của nhân loại đã tăng tiến trong thế kỷ XX. Nhưng phần lớn sự tăng gia ấy là do số trẻ sơ sinh chết yểu đã giảm đi rất nhiều, nhờ sự cải thiện các điều kiện vệ sinh trước khi sinh nở và khi chăm nuôi nhi đồng.
Các cổ nhân, đặc biệt là người Hy-lạp, về nhiều phương diện, còn phải là gương mẫu cho chúng ta vì họ biết rõ cần phải luyện tập thể chất cũng như tinh thần và nếu họ đã có những đại triết-gia thời họ cũng có những lực sĩ đẹp nhất thế giới. Người này có giá trị ngang hàng với người kia.
Trái lại, nền văn minh hiện đại phế bỏ đi, trong nhiều lĩnh vực, mọi sự cố gắng về thể chất (phương tiện di chuyển, đời sống cơ giới hóa...), đã gây ra cho những cá nhân sự giảm bớt rõ ràng năng lực sống lâu và làm cho chúng ta có nhiều nhược điểm hơn trước sự hoành hành các bệnh tật về thể chất và tinh thần.
Bạn hãy nhìn kỹ nhân vật quan trọng kia vừa ở trên xe hơi kiểu tối tân bước xuống : sung huyết, chậm chạp, ống chân mềm nhẽo, hơi thở hổn hển, bàn tay béo nhẫy và nặng nề... Tài xế đã mở sẵn cửa xe để tránh cho ông khỏi phí sức.
Ta tưởng là một ông già đồ bỏ, sắp chết đến nơi. Tuy nhiên, ông mới có 50 tuổi ! Ông giầu có lớn nhưng tài sản đồ sộ ấy có ích lợi chi cho ông ?
Bây giờ bạn đã hiểu tại sao YOGA lại khuyên nhủ bạn nên cố gắng trở lại với các điều kiện sinh sống gần gũi thiên nhiên, trong khi vẫn tiếp tục lợi dụng cho thể chất và tinh thần của bạn những ích lợi về khoa học vệ sinh tân tiến. Cùng xem thêm những Video Yoga tại đây nhé
Bởi Tập Yoga Tại Nhà